Nghi lễ cưới hỏi của người Miền Nam

Nghi lễ cưới hỏi của người Miền Nam

Đăng ngày 19/12/2023 lúc: 6:08 Chiều704 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Mỗi một vùng miền điều có những nghi lễ cưới hỏi khác nhau, đây không chỉ  nghi lễ truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa riêng của mỗi vũng miền. Bạn đang chuẩn bị tổ chức tiệc cưới ở Miền Nam, nhưng bạn chưa hiểu rõ về những nghi lễ tổ chức cưới hỏi ở nơi đây. Hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn về phong tục cưới hỏi của người Miền Nam nhé!

Cũng giống như Miền Trung hay Miền Bắc thì Miền Nam cũng có 3 nghi thức lễ cưới là dạm ngõ, ăn hỏi, rước râu. Tuy nhiên vì người Miền Nam sống rất đơn giản và dễ mến thế nên thường lễ dạm ngõ được bỏ qua và lễ ăn hỏi cùng lễ cưới được gộp vào tổ chức chung một ngày.

Chi tiết từng nghi lễ cưới hỏi của người Miền Nam.

  1. Lễ dạm ngõ

Lễ giạm ngõ thường hay được chú trọng nếu 2 gia đình nhà trai và nhà gái ở gần nhau, nếu ở xa thì thường nghi lễ này sẽ được bỏ qua. Lễ giạm ngõ của người Miền Nam thường hay có (1 cặp rượu, 1 cặp trà, một mâm trái cây, một khay trầu cau) trà và rượu phải được gói bằng giấy bóng kính đỏ thật trang trọng. Tham gia lễ dạm ngõ thì gồm có, bố mẹ, đại diện họ hàng của 2 gia đình và đôi bạn trẻ.

2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là “Lễ đính hôn” là một trong những nghi lễ rất quan trọng với những cặp đôi, nghi lễ này được tổ chức tại nhà gái và có có sự góp mặt của những vị chưởng bối họ hàng 2 bên.

Hình thức lễ ăn hỏi như sau:

Nhà trai chuẩn bị lễ vật, chọn ngày, giờ lành, tháng tốt để tổ chức mang lễ vật đến nhà gái để hỏi cưới, tùy vào điều kiện kinh tế cũng là như là sự thống nhất của 2 bên gia đình, mà gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị những lễ vật khác nhau như, bộ lễ 4 quả, 6 quả, 8 quả, bộ mâm quả rồng phụng..vv.. Cùng với đó là đội ngũ bê quả của nhà trai và đội đỡ quả của nhà gái.

Thông thường thì bộ lễ 6 quả là hay được chọn nhiều, bộ lễ 6 quả này gồm:

1 tráp trầu cau

1 tráp hoa quả

1 tráp trà rượu và nến

1 tráp bánh phu thê

1 tráp xôi gấc

1 tráp heo quay hoặc gà trống

Trong lễ ăn hỏi thì bên nhà trai sẽ chính thức hỏi cưới cô dâu và kể từ đây thì đôi bạn trẻ cũng chính thức trở thành vợ chồng, những lễ vật được nhà trai mang tới sẽ được nhà gái dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương kính lễ, cũng như để thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn với ông bà tổ tiên.

Sau những nghi lễ đó thì các vị chưởng bối của 2 bên gia đình sẽ ngồi lại và bàn bạc việc tổ chức đám cưới cho cặp đôi và 2 bên gia đình sẽ tặng quà, trang sức cho cô dâu. Sau cùng thì nhà gái thường hay tổ chức một bữa tiệc để mời toàn thể họ hàng gia đình 2 bên ở lại dùng bữa, cùng chung vui, chúc phúc cho đôi bạn trẻ.

cưới hỏi thịnh phát food

3. Lễ cưới

Lễ cưới thường được tổ chức sau lễ ăn hỏi rất ít ngày, ở Miền Nam thì thường sau 1 ngày hoặc gộp chung vào tổ chức cùng một ngày, đến ngày này nhà trai sẽ chính thức đón cô dâu về nhà chồng, và khi đoàn họ nhà trai đến nhà gái để làm lễ xin rước râu thì nhà gái sẽ tổ chức một nghi lễ vô cùng quan trọng đó là lễ “Lên đèn”

Lên đèn hay còn gọi là lễ “Thượng đăng” là phong tục tập quán có từ lâu đời của người Miền Nam, nghi lễ này thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, và xin ông bà tổ tiên phù hộ, chứng giám cho đôi vợ chồng được gắn kết bên nhau đến trọn đời. Nghi lễ này còn giúp gắn kết tình cảm của hai bên gia đình thông gia với nhau.

Lưu ý: Lúc đốt nến long phụng bạn phải làm thật cẩn thận, nhờ người xung quanh tắt hết quạt trong nhà, phải chờ cho hai cây nến cháy đều cùng nhau, bên nào cháy yếu hơn thì bạn có thể nghiêng một chút để cho nến cháy bằng cây bên kia, và khi thấy nến cháy đều rồi thì mới tiến hành lên đèn, và nhớ là khi đặt nến vào chân đèn bạn pải chú ý để hàm rồng và mỏ phục được hướng vào nhau. Theo quan niệm của người xưa thì làm như vậy sẽ giúp cho đôi uyên ương luôn được êm ấm, hạnh phúc, gắn bó bên nhau trọn đời.

Thường thì ngày nay các cặp đôi hay lựa chọn cưới tại nhà hàng hoặc cưới tại nhà nhưng đều đặt dịch vụ tổ chức cưới hỏi trọn gói, thế nên những nghi lễ rườm rà cũng được giảm bớt đi rất nhiều.

Trên đây là chỉa sẻ ngắn về phong tục cưới hỏi của người Miền Nam để các bạn tham khảo, tuy nhiên thì cũng còn tùy vào từng địa phương, từng tỉnh thành sẽ có những phong tục khác nhau, và cũng có một số nghi lễ được cắt bỏ để phù hợp với xã hội bây giờ cũng như để tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Nếu bạn đang chuẩn bị tổ chức tiệc cưới mà bạn vẫn chưa hiểu rõ về các phong tục tập quán cũng như cần chuẩn bị những gì cho một lễ cưới, thì bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé!